Doanh nghiệp Việt mất thị trường là vì… hàng giả

Đây là nhận định của Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) tại Hội thảo “Công bố kết quả điều tra người tiêu dùng (NTD) Việt Nam năm 2016 và tham vấn cho bộ tiêu chuẩn tự nguyện về chất lượng thực phẩm” diễn ra vào hôm nay (23.2) tại Hà Nội.

Theo ông Trương Cung Nghĩa – Chuyên gia thị trường, cuộc khảo sát cho thấy DN Việt đang đứng trước thách thức lớn về “sức ép” và “lỗ hổng” trong hệ thống bán lẻ ngay tại thị trường nội địa, DN nào có hệ thống phân phối sâu rộng thì sẽ nhanh chóng chiếm được ưu thế trên thị trường.

Bên cạnh đó, ông Nghĩa nhận định vì hàng giả, hàng nhái, hàng không nhãn mác ngày càng “nhan nhản” cũng là lý do khiến nhiều DN mất thị trường và dẫn đến phá sản. Ngoài ra, thị trường xuất hiện nhiều tình trạng nhiều DN không sản xuất, chỉ mua phẩm của Trung Quốc về dán nhãn rồi tung ra thị trường.

Trên phương diện đánh giá NTD, Hội Doanh nghiệp HVNCLC cho biết: NTD đang có tâm lý e dè, thậm chí tẩy chay hàng Trung Quốc, đặc biệt ở một số sản phẩm thuộc ngành may mặc, nông sản tươi… Do đó, hàng Thái Lan đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ và đang nỗ lực thay thế chỗ trống bằng sự bành trướng của các siêu thị lớn như Metro, BigC, B’s Mart… với nhiều loại hình tiếp thị sản phẩm nhắm vào tâm lý tiêu dùng “sính” ngoại của người Việt.

Bên cạnh lo ngại về hàng giả, thực trạng thực phẩm “bẩn” cũng đáng báo động, NTD không ngần ngại nói lên những e ngại của chính họ, lo ngại lớn nhất là chưa có nhiều sản phẩm (sạch) thay thế trên thị trường – thiếu hoặc không có sự lựa chọn dù biết sản phẩm không an toàn (ngành nông sản tươi chiếm tới 53%; ngành thực phẩm đóng hộp 41%), lo ngại kế tiếp mà NTD e ngại là sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất.

Kết quả điều tra NTD Việt Nam 2017 có được sau 4 tháng (tháng 8-12.2016) điều tra khảo sát hàng Việt Nam của Hội Doanh nghiệp HVNCLC, thực hiện phỏng vấn trực tiếp gần 16.000 hộ gia đình tại 12 tỉnh, thành phố là những trung tâm kinh tế của 4 vùng kinh tế trọng điểm (miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ). Theo khảo sát, có 592 DN đủ điều kiện đạt nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2017 trong số trong tổng số 3.826 doanh nghiệp được khảo sát trên toàn quốc.

Nguồn: Theo T.G (Báo Lao động)

Viết Bình luận

Bài viết cùng danh mục: